Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Giao dịch trên mạng thế nào để an toàn

Việc mua bán trực tuyến và giao dịch ngân hàng trực tuyến đã trở thành chuyện thường ngày. Bài biết sau đây sẽ đem lại cho bạn kiến thức để đảm bảo các giao dịch trên mạng an toàn. Giúp bạn tránh được thông tin rò rỉ.

1. Lưu ý về đăng nhập 

Địa chỉ trang web
Chỉ truy cập dịch vụ từ địa chỉ website do ngân hàng cung cấp. Bạn nên gõ trực tiếp địa chỉ này vào thanh địa chỉ trên trình duyệt, không truy cập từ các liên kết đính kèm vào thư điện tử không được gửi từ ngân hàng.

Thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng)
Lưu ý đối với thiết bị di động: ứng dụng sẽ hoạt động an toàn hơn khi chạy trên các thiết bị không jailbreak (iOS) hoặc rooted (Android).

Truy cập ẩn danh (private browsing)
Chỉ đăng nhập qua các thiết bị đáng tin cậy, hạn chế đăng nhập qua thiết bị công cộng hoặc dùng chung. Đồng thời ghi nhớ các thiết bị đã từng sử dụng để đăng nhập, và hạn chế đăng nhập qua nhiều thiết bị. Nên luôn sử dụng truy cập ẩn danh để các thông tin trong quá trình giao dịch không lưu lại trên máy tính.

Đăng xuất sau khi giao dịch xong
Đăng xuất ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch; sử dụng nút đăng xuất sau đó thoát khỏi trình duyệt để tránh các lỗi không đáng có; không rời khỏi thiết bị khi đang thực hiện giao dịch hoặc khi chưa được đăng xuất;

2. Lưu ý khi thiết lập mật khẩu 

* Nên dùng các mật khẩu khác nhau cho các trang web hoặc dịch vụ khác nhau.

* Mật khẩu có độ dài từ 8 ký tự trở lên nên bao gồm cả chữ cái và chữ số, có chữ in hoa, in thường và ký tự đặc biệt (@ # $ % ...)

* Không nên sử dụng các thông tin cá nhân cơ bản (ngày tháng năm sinh, số điện thoại, tên...) để đặt mật khẩu.

3. Lưu ý khi sử dụng mật khẩu 

* Không tiết lộ tên đăng nhập và mật khẩu cho bất cứ ai khác, dù là người thân tín.

* Nên đổi mật khẩu định kỳ. Đặc biệt nên đổi ngay sau khi truy cập dịch vụ từ thiết bị công cộng (vui lòng đổi mật khẩu tại một thiết bị tin cậy khác).

* Không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chép/lưu dưới bất kỳ hình thức nào cũng như không đọc to mật khẩu để tránh lộ mật khẩu mà bạn không kiểm soát được.

* Không cung cấp/nhập mật khẩu tại bất cứ website nào ngoài website của ngân hàng của bạn.

4. Lưu ý khác về cách bảo mật tài khoản và phòng tránh virus 

Antivirus
Cài dặt, sử dụng & cập nhật thường xuyên phần mềm chống virus (anti-virus) tin cậy: các phần mềm này giúp ngăn chặn virus, trojans, phần mềm gián điệp spyware và các tác nhân gây hại khác. Các phần mềm diệt virus miễn phí tốt gồm: Avira; AVG; Free Panda Antivirus; Avast. Các phần mềm bản quyền gồm: Kaspersky Antivirus; BKAV Pro; Bitdefender.


Trình duyệt
Chỉ nên sử dụng các phần mềm duyệt web tin cậy với phiên bản mới nhất. Gồm: Mozzila Firefox; Google Chrome; Opera; Safari. Đảm bảo bạn tải các phần mềm này về từ chính trang web gốc của nhà cung cấp là Mozzila, Google, Opera và Apple. Nên sử dụng các VPN Extension (SurfEasy VPN Extension cho Chrome; AnonymoX cho Firefox; VPN tích hợp sẵn trong Opera). Chỉ sử dụng Google.com làm dịch vụ tìm kiếm tin cậy.


Firewall
Sử dụng tường lửa (firewall) sẽ giúp bạn ngăn chặn các truy cập trái phép vào máy tính cá nhân. Bình thường Windows đã được kích hoạt sẵn Firewall.

Windows
Sử dụng phần mềm MS Windows được Updates thường xuyên. Nên sử dụng Windows 10 có khả năng bảo mật cao nhất.

Kết quả hình ảnh cho windows 10

Wifi VPN
Bảo mật kết nối internet của bạn: nếu kết nối internet (cable/wifi) không được bảo mật đúng cách, các đối tượng khác có thể can thiệp vào thiết bị của bạn. Bạn cần cài đặt mật khẩu cho bộ phát wifi ở nhà bạn. Và nên sử dụng VPN (như phần trên đây) nếu truy cập tại các mạng wifi công cộng.

Tránh website độc hại
Không nên truy cập vào các trang web lạ (như các trang web cho tải phần mềm không có bản quyền, key crack, tải nhạc, hình ảnh miễn phí, ...), các website nghi ngờ giả mạo. Có thể sử dụng dịch vụ online để kiểm tra các website có mã độc hay không. Các dịch vụ scan online gồm VirusTotal; Kaspersky VirusDesk; Web Inpsector;

File đính kèm
Không nên mở các liên kết đính kèm thư điện tử của người gửi không đáng tin cậy. Không mở các tập tin không rõ nguồn gốc được đính kèm theo email (đặc biệt chú ý các tập tin có đuôi *.exe, *.com, *.bat, *.scr, *.swf, *.zip, *.rar, *.js...).

Cách đăng nhập chống keylogger
Keylogger là phần mềm ghi lại các phím được nhấn trên máy tính. Phần mềm này là một dạng virus.
Trường hợp bắt buộc phải dùng máy tính công cộng để đăng nhập sử dụng dịch vụ, xin hết sức lưu ý trong quá trình nhập tên đăng nhập và mật khẩu để bảo vệ tài khoản của mình. bạn nên tìm hiểu các cách nhập mật khẩu phòng tránh keylogger, có thể sử dụng cách sau đây:
- Nhập vài ký tự trong ô mật khẩu xen kẽ với các ký tự không nằm trong mật khẩu, sau đó dùng phím backspace/delete xóa đi các ký tự thừa (một lần nhấn phím cần xóa tối thiểu 02 ký tự), sau đó nhập tiếp và lặp lại quá trình này đến khi hoàn thành;
- Nhập đoạn sau của mật khẩu trước, sau đó di chuyển lên vị trí đầu để nhập bổ sung phần đầu của mật khẩu;
- Nhập vài ký tự của mật khẩu rồi di chuyển tới vị trí khác trên màn hình (ngoài ô mật khẩu) để gõ, sau đó chuyển chuột lại ô mật khẩu để gõ tiếp;
- Nhập xen kẽ giữa ô tên đăng nhập và mật khẩu bằng cách di chuyển chuột;
- Sử dụng bàn phím ảo (virtual keyboard).

Bái viết có tham khảo thông tin trên internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét