Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Setup phần mềm cho máy tính từ đầu như thế nào?


Để có một hệ thống máy tính hoạt động ổn định, ít lỗi bảo mật tốt thì vệc setup một hệ thống cần có đủ các bước sau đây.

1) Chọn hệ điều hành -  Windows 10

Nếu không sử dụng Mac của Apple thì việc lựa chọn là đầu tiên là sử dụng phiên bản Windows nào nếu máy tính không có kèm theo phần mềm Windows.

Chúng ta phần lớn đã quen sử dụng Windows 7. Tuy nhiên việc sử dụng Windows 7 hay Windows 8 là tự rước vào máy tính của mình nguy cơ cao của rủi ro virus máy tính. Do các phần mềm này có nhiều lỗ hổng vì hệ thống bảo mật yếu kém. Đặc biệt Windows XP là phần mềm mà tuyệt đối không nên sử dụng nữa.

Phần mềm mang lại cho bạn sự hiệu quả, tiện ích, tính bảo mật cao và đáp ứng thao tác nhanh là Windows 10. Hãng MS đã thiết kế lại hoàn toàn Windows trong bản Windows 10. Ngoài ra, Windows 10 cũng có một thư viện drivers đầy đủ cho bất cứ thiết bị nào trên máy tính. Các drivers này được Windows tự động cập nhật phiên bản mới nhất qua Windows Updates nên rất yên tâm. Không như các phiên bản Windows 7/8 phải gài driver thủ công rất mất công tải về và gài cho từng thiết bị.

Nên phân vùng ổ đĩa thành ít nhất 02 ổ. Ổ C để gài hệ điều hành. Ổ D để lưu dữ liệu (các thư mục thư viện như dưới đây). Nên sử dụng phần mềm Free Partition Wizard làm rất tốt việc này mà không làm mất dữ liệu.

2) Gỡ các phần mềm bloatware (phần mềm không sử dụng đến)

Nếu máy tính đã được gài sẵn phần mềm Windows thì bạn nên rà soát lại các phần mềm được cài sẵn trên máy tính. Các hãng máy tính Dell, HP, Asus hay Lenovo thường gài sẵn một số phần mềm tiện ích như xem ảnh, video, Office hay Antivirus. Bạn nên gỡ bỏ các phần mềm mà không cần sử dụng đến để tránh máy phải tải các phần mềm này mỗi khi khởi động hệ thống. Và cũng để giảm thiểu rủi ro bảo mật.

3) Gài phần mềm bảo vệ hệ thống

Windows 10 đã được tích hợp phần mềm diệt virus Defender nhẹ và hiệu quả. Nếu là Windows 7/8 thì Defender không được "chắc chắn" nên bạn cần gài các phần mềm miễn phí Avira hoặc AVG để hệ thống được phòng vệ tốt.

Thêm một lớp phòng vệ thứ hai từ các nguy cơ mã độc từ các website là không thừa. Nên sử dụng phần mềm Spybot and Destroy để phần mềm này "khóa" các website có mã độc qua việc cập nhật file hosts.

Sử dụng thêm Panda USB Vaccine để vô hiệu hóa việc lây lan virus qua autorun.

4) Cập nhật Windows

Sử dụng Windows Update để hệ thống tự động cập nhật các bản nâng cấp hệ thống và các bản vá lỗi (patches) hệ thống. Máy tính cần được online để Windows Update liên tục đảm bảo Windows được cập nhật đầy đủ tránh nguy cơ bị tấn công của mã độc.

5) Gài các phần mềm tiện ích để làm việc

Danh sách phần mềm cài thêm để bạn làm việc và giải trí tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn. Tuy nhiên các phần mềm thiết yếu gồm: font chữ, bộ phần mềm văn phòng như MS Office, trình duyệt, gõ tiếng Việt(Unikey), nén/giải nén file, từ điển, xem ảnh, phần mềm chơi video, máy in, tiện ích mạng xã hội (như Skype, Viber, Line, Zalo), tiện ích cloud (Google Drive, OneDrive, Dropbox).

Trình duyệt: bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất của Firefox, Opera hoặc Chrome. Nên sử dụng Extension chặn quảng cáo và privacy như uBlock Origin, AdGuard Adblocker, Ghostery.

Nên gài thêm phần mềm CutePDF miễn phí để gài làm máy in mặc địch. CutePDF để chuyển file văn bản hoặc file ảnh ra dạng PDF bằng cách bạn in ra máy in CutePDF. Mẹo hữu dụng khác là khi bạn sử dụng tính năng in nhanh mà in nhầm file nào đó nhiều trang ra máy in thì có thể dễ dàng điều chỉnh lại.

Không nên sử dụng nhiều Internet Explorer, Coccoc hay các trình duyệt khác. Vì lý do an toàn cho các giao dịch của bạn trên mạng. Đặc biệt là mua sắm online.

Sử dụng tiện tích Ninite để gài tự động các phần mềm trên đây trong một lần mà không phải tải từng thứ một về gài.

6) Chuyển toàn bộ thư viện sang một ổ khác.

Các thư mục thư viện là được dẫn mặc định để các phần mềm lưu các file tài liệu, ảnh và videos. Các file này nên được để riêng ra khỏi ổ đĩa hệ thống (ổ đĩa gài Windows, thường là C:). Nên lưu ra D: hoặc E:.

Lý do là các file dữ liệu quan trọng của bạn sẽ không bị ảnh hưởng khi ổ C: bị virus, bị hỏng hoặc phải gài lại hệ điều hành.

Thư viện của Windows gồm có Desktop, Documents, Downloads, Favorites, Music, Pictures, Videos, bằng cách thay đổi được dẫn thư mục trong tab Location trong Properties của các thư mục này.

7) Tạo bản sao lưu của ổ đĩa hệ thống (C:) để khôi phục lại khi cần

Việc tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống đã gài đặt trên đây giúp bạn không phải làm lại toàn bộ các công việc trên đây khi máy tính gặp sự cố và phải gài lại hệ điều hành.

Phần mềm để backup ổ C: có nhiều phần mềm tốt như là Acronis TrueImage; Norton Ghost; DriveXML hay tiện ích backup có sẵn của Windows.

Bản sao lưu có dung lượng khoảng 15GB đến 30GB tùy vào lượng phần mềm mà bạn gài đặt. Nên lưu file sao lưu này ra ngoài máy tính vào USB HDD hoặc DVD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét