Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

3 bí kíp chọn mua laptop cũ để học tập và làm việc online

 


Trong thời gian giãn cách do dịch bệnh, học sinh có nhu cầu sử dụng máy tính laptop để học online. Các bố mẹ cũng cần laptop để làm việc online tại nhà. Máy tính laptop sử dụng cho làm việc và học tập online phù hợp hơn máy tính bàn vì có sẵn webcam và loa, dễ dàng thay đổi chỗ ngồi phù hợp.


Với ngân sách từ 10 triệu trở lên thì có thể chọn được nhiều loại laptop mới. Mua laptop mới sẽ được bảo hành chính hãng 12 tháng, pin mới được thời lượng pin dài hơn, máy chạy mượt hơn với các phần mềm mới.


Tuy nhiên, nhiều gia đình có ngân sách eo hẹp mà vẫn phải có laptop để làm việc và cho con học thì có thể mua loại laptop đã qua sử dụng (laptop cũ) có tầm tiền dưới 10 triệu.


Để chọn được loại laptop cũ còn tốt, chúng tôi chia sẽ các lưu ý sau đây để các bố mẹ chọn được loại laptop phù hợp, tốt để sử dụng cũng như hạn chế rủi ro tài chính khi mua laptop cũ.


Trước tiên chọn loại laptop cũ nào phù hợp cho học online



Có rất nhiều loại laptop trên thị trường, việc có tiêu chí để chọn được chiếc máy đúng nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn tránh mua loại laptop giá cao không cần thiết và tránh mua phải loại laptop cấu hình quá thấp không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. về ngân sách tài chính: máy tính laptop cho học tập online qua Zoom và làm việc văn phòng (soạn thảo Word, Excel, duyệt web) chỉ cần laptop khoảng 4 triệu đến 8 triệu tùy cấu hình máy. 

Về cấu hình kỹ thuật của laptop thì nên chọn cấu hình máy tối thiểu như sau:


  • CPU Core i5 đời 4 trở lên.
  • RAM 4GB.
  • SSD 120GB.
  • Máy có webcam, micro.
  • Có loa còn tốt.
  • Có kết nối wifi hoặc cổng mạng LAN
  • Màn hình khoảng 13 inch trở lên để nhìn chữ được rõ.
  • Hãng laptop: nên chọn máy của HP hoặc Dell  do có độ bền cao.
  • [Tùy chọn] Một số loại máy có sẵn Windows bản quyền theo máy sẽ hoạt động ổn định hơn.


Nên mua máy ở đâu uy tín



Hiện có nhiều nguồn cung cấp máy tính đã sử dụng cho thị trường: cá nhân không sử dụng đến, các cửa hàng máy tính, các trung tâm sửa chữa máy tín. Vậy nên mua máy cũ ở đâu để đảm bảo tin cậy dù bạn có thể chưa giao dịch với bên bán lần nào?

Sau đây chúng tôi khuyến nghị mua tại một số nơi gồm các cửa hàng máy tính và các sàn thương mại điện tử (mà các cá nhân hoặc các cửa hàng bày bán). Với cách xác thực thông tin để xác định uy tín bên bán.


1) Mua tại các cửa hàng máy tính




Mua qua các trung tâm máy tính. Thông thường các nơi bán máy uy tín sẽ có website riêng để trưng bày sản phẩm và giá cả. Các nhà bán nếu có thêm cập nhật sản phẩm, tương tác khách hàng qua fanpage Facebook  hoặc Zalo là điểm cộng cho uy tín.


Một website tin cậy sẽ có các yếu tố sau đây:

  1. Website được cập nhật thường xuyên, có tương tác với khách hàng.
  2. thông tin máy đầy đủ và kèm ảnh chụp rõ ràng trên website.
  3. thông tin địa chỉ, điện thoại rõ ràng trên website.
  4. Có chính sách bảo hành laptop 3 tháng hoặc trở lên.
  5. chính sách đổi trả máy, hoàn tiền nếu máy không hoạt động sau khi nhận máy.
  6. Có nêu rõ cách thức giao hàng.
  7. tư vấn đầy đủ qua điện thoại hoặc Zalo.


2) Mua trên sàn thương mại điện tử




Mua qua các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada ) là một lựa chọn tốt vì các lý do sau đây

  • Biết được uy tín của shop qua các đánh giá của khách hàng đã mua hàng.
  • Sàn thương mại điện tử có chính sách đổi trả hàng.
  • Sàn thương mại điện tử là trung gian thanh toán nên đảm bảo bạn sẽ được hoàn tiền nếu trả sản phẩm.
  • Bên bán cũng đã được đánh giá bởi sàn thương mại qua các tiêu chí thời gian phản hồi, giao dịch thành công.
  • Chọn bên bán đã có thời gian hoạt động lâu dài.


3) Mua qua mạng lưới người thân, bạn bè đã được nhiều người đánh giá tốt


Một lựa chọn tốt nữa là mua máy tính đã sử dụng trực tiếp từ bên bán đã được nhiều bạn bè và người thân xác nhận về chất lượng hàng hóa và dịch vụ sau bán hàng tốt.


Kiểm tra máy khi nhận máy




Với máy tính mới, chúng ta sẽ yên tâm sử dụng mà không cần kiểm tra nhiều vì các máy tính mới hầu hết được bảo hành chính hãng tại nhà và cho phép đổi sản phẩm lỗi trong vài ngày đầu. Và các máy tính mới đều đã được kiểm tra kỹ trước khi xuất xưởng. 


Với máy tính đã qua sử dụng thì khác, một số máy tính đã sử dụng có thể đã được sửa chữa, thay thế các thành phần hỏng trước khi được bán ra. Do đó, việc test/kiểm tra kỹ máy tính sẽ giúp chúng ta mua được máy sử dụng được ngay mà không mất thời gian không cần thiết để đổi trả hoặc sửa chữa máy tính sau khi mua.


Việc kiểm tra máy thực ra không nhất thiết phải là chuyên gia về máy tính mới có thể kiểm tra được. Bạn có thể kiểm tra máy để đảm bảo máy hoạt động bình thường mà không cần hiểu về kỹ thuật. Tuy mất thời gian một chút, nhưng với máy tính cũ thì việc này là cần thiết để đảm bảo bạn nhận được chiếc laptop hoạt động bình thường.


Cách kiểm tra các thành phần của máy tính như sau:


1) Xem thông số RAM, CPU


  • Với máy tính Windows, bấm Windows +E. Chuột phải vào biểu tượng This PC và chọn Properties .



  • Còn trên máy MacBook, người dùng click vào biểu tượng Quả táo và chọn About this Mac để xem thông số.


2) Xem tình trạng ổ cứng HDD, SSD (quan trọng)



Bạn hoặc người giao máy sẽ tải và cài phần mềm CrystalDiskInfo. Sau đó xem thông tin tình trạng ổ cứng. Nếu phần mềm báo "Cảnh báo"/"Warning" thì nghĩa là ổ bị lỗi, báo "Good"/"Tốt" nghĩa là ổ tốt.


4) Kiểm tra bàn phím (quan trọng)




Mở Notepad có sẵn trong Windows, gõ lần lượt các phím trên bàn phím xem có lên chữ bình thường không. Phím nào không lên chữ là bị lỗi bàn phím.


5) Kiểm tra chuột cảm ứng



Sử dụng chuột cảm ứng bấm chuột trái phải vào màn hình Desktop xem có hoạt động hay không.


6) Kiểm tra webcam, micro, và loa (quan trọng)



  • Sử dụng Zoom hoặc Zalo hoặc Viber hoặc Skype để kiểm tra webcam, micro và loa. Nếu kiểm tra riêng từng thứ thì sử dụng các phần mềm sau.
  • Kiểm tra loa: vào website rainymood.com hoặc  ZingMP3 để nghe âm thanh, nghe nhạc. Có tiếng to rõ trên loa là được.
  • Kiểm tra micro: dùng phần mềm Sound Recorder có sẵn trên Windows 7 (trên Windows 10 thì sử dụng phần mềm có sẵn Voice Recorder) để ghi âm và phát lại. 
  • Tham khảo các sử dụng phần mềm Sound Recorder tại đây ; Tham khảo các sử dụng phần mềm Sound Recorder tại đây

Ghi âm bằng phần mềm Sound Recorder trên Windows 7


Ghi âm bằng phần mềm Voice Recorder trên Windows 10



7) Kiểm tra màn hình (quan trọng)



Vào trang web sau đây để kiểm tra màn hình. Chú ý lau màn hình sạch bằng khăn và dung dịch lau màn hình để không bị nhầm lân điểm pixel hỏng với hạt bụi. 

Trang web test màn hình LCD https://lcdtech.info/en/tests/dead.pixel.htm

Nếu thấy những vệt sáng, đốm nhỏ bất thường thì người dùng có thể cân nhắc không mua.


8) Kiểm tra cổng USB


Cắm chuột hoặc bàn phím hoặc ổ USB vào các cổng USB để xem có hoạt động bình thường không.


9) Kiểm tra wifi (quan trọng)


Kết nối wifi và vào website ZingMP3 để nghe nhạc.




10) Kiểm tra cổng LAN




Cắm dây mạng từ máy tính vào bộ phát wifi. Ngắt kết nối wifi trên laptop. Vào website rainymood.com hoặc  ZingMP3 nghe nhạc bình thường là được. Biểu tượng sau đây bên góc dưới phải màn hình thể hiện cổng LAN hoạt động bình thường.


Nguồn xuannguyenshop

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét